Sinh thái và hành vi Linh dương đầu bò xanh

Đàn linh dương di chuyển theo số lượng lớnĐàn linh dương cùng ngựa vằn đang gặm cỏ

Linh dương đầu bò xanh chủ yếu hoạt động vào buổi sáng và chiều tối. Thời giờ nóng nhất trong ngày được dành nghỉ ngơi. Là loài vật cực kỳ nhanh nhẹn và cảnh giác, có thể chạy với tốc độ lên đến 80 km/h (50 mph), vẫy đuôi hay hất đầu.[19] Một phân tích hoạt động của linh dương đầu bò xanh tại Serengeti cho biết loài này dành hơn nửa tổng thời gian nhằm nghỉ ngơi, 33% để gặm cỏ, 12% cho di chuyển (chủ yếu đi bộ) và một số ít dành cho tương tác xã hội. Tuy nhiên, cũng có sự thay đổi giữa độ tuổi khác nhau và nhóm giới tính.[6]

Linh dương đầu bò thường nghỉ ngơi gần thành viên khác của nhóm và di chuyển theo kết cấu lỏng lẻo. Con đực tạo thành đàn đơn thân, chúng có thể phân biệt với nhóm chưa trưởng thành do số lượng hoạt động thấp và khoảng cách giữa các cá thể. Khoảng 90% con non đực tham gia đàn đơn thân trước khi mùa giao phối đến. Linh dương đực chiếm lãnh thổ khi 4 hoặc 5 năm tuổi, rất ồn ào (đáng chú ý nhất ở linh dương đầu bò râu trắng phía tây) và năng động. Con đực chịu gần gũi nhau và 1 cây số vuông đồng bằng có thể chứa 270 con đực. Hầu hết lãnh thổ có tính tạm thời, ít hơn một nửa số linh dương đực giữ lãnh thổ vĩnh viễn. Nhìn chung, số linh dương đầu bò nghỉ ngơi trong nhóm khoảng một vài đến hàng ngàn vào ban đêm, khoảng cách tối thiểu 1–2 m (3,3–6,6 ft) giữa các cá thể (mặc dù linh dương mẹ và con non có thể vẫn còn tương tác).[6] Chúng là con mồi chính của sư tử, linh cẩu, và cá sấu sông Nile.[19]

Con đực đánh dấu ranh giới lãnh thổ bằng đống phân cùng chất tiết ra từ tuyến mùi hơi. Vùng lãnh thổ được quảng bá bởi hành vi cũng như chất đánh dấu. Ngôn ngữ cơ thể được con đực chiếm lãnh thổ sử dụng có thể là đứng cao theo tư thế thẳng đứng, cào mặt đất hay đấu sừng, đại tiện thường xuyên, cán, rống lên, phát ra âm thanh "ga-noo". Khi cạnh tranh lãnh thổ, con đực rống to, cào đất, xô đẩy chuyển động sừng của chúng, thực hiện hành vi phô trương xâm lược khác.[6]

Chế độ ăn uống

Linh dương đầu bò xanh là loài loài ăn cỏ, kiếm ăn chủ yếu trên thảm cỏ ngắn thường mọc tại nơi có ánh sáng, hay đất kiềm tìm được tại đồng cỏ xavan hay đồng bằng.[6] Chiếc mõm rộng của con vật thích hợp với lượng lớn cỏ ngắn ăn vào[6][26] và ăn cả ban ngày lẫn ban đêm. Khi cỏ khan hiếm, linh dương cũng ăn tán lá cây bụi hay cây xanh.[21] Linh dương đầu bò thường kết hợp với ngựa vằn đồng bằng, ngựa ăn tán cỏ trên, ít dinh dưỡng, để lộ ra tán cỏ non xanh hơn, thấp hơn mà linh dương thích.[30] Bất cứ khi nào có thể, linh dương đầu bò thích uống nước hai lần mỗi ngày.[19] Do nhu cầu thường xuyên đối với nước, chúng thường sinh sống trên đồng cỏ ẩm với nguồn nước có sẵn. Mặc dù vậy, linh dương vẫn có thể tồn tại trong hoang mạc Kalahari khô cằn, nơi mà chúng hút đủ nước từ dưa hấu, rễ hay củ trữ nước.[20]

Trong một nghiên cứu về thói quen ăn uống linh dương đầu bò, con vật ăn ba loại cỏ chiếm ưu thế của khu vực, cụ thể là: Themeda triandra, Digitaria macroblepharaPenisetum mezianum. Thời gian dành cho gặm cỏ tăng khoảng 100% trong suốt mùa khô. Mặc dù lựa chọn chế độ ăn uống vẫn như nhau trong cả hai mùa khô lẫn mùa mưa, linh dương đều chọn lọc hơn vào thời điểm về sau.[31]

Sinh sản

Linh dương non khoảng vài tháng tuổi tại công viên quốc gia Kruger, Nam Phi

Linh dương đực thành thục khoảng 2 năm tuổi trong khi linh dương cái có thể thụ thai khi 16 tháng tuổi nếu được nuôi dưỡng đầy đủ.[6][21] Tuy nhiên, hầu hết linh dương cái không bắt đầu sinh sản đến tận 1 năm sau đó. Mùa giao phối, kéo dài trong khoảng 3 tuần, trùng khớp thời điểm cuối mùa mưa. Điều này có nghĩa con vật đang ở trong tình trạng tốt, ăn cỏ mới mọc rất dinh dưỡng. Tỷ lệ thụ thai thường cao đến 95%. Mùa giao phối, hay động dục, thường bắt đầu vào đêm trăng tròn, cho thấy chu kỳ mặt trăng ảnh hưởng đến sinh sản. Tại thời điểm này, testosterone trong linh dương đực sản ra đỉnh điểm, dẫn đến sự tăng cường tiếng kêu rống và hành vi chiếm lãnh thổ. Hoạt động kích thích tình dục của con đực cũng có thể kích thích con cái đi vào chu kỳ động dục.[6]

Khi chúng khoanh vùng lãnh thổ và cạnh tranh linh dương cái, linh dương đực phô bày sự ganh đua. Khi đụng độ, chúng đối mặt với nhau, uốn đầu gối, xô đẩy giá sừng. Hành vi phô bày cá nhân chi li được thực hiện trong quá trình cạnh tranh. Chúng có thể rống lên, khịt mũi và húc sừng xuống mặt đất. Sau khi quyền thống trị được thiết lập, mỗi con đực cố gắng thu hút con cái vào phạm vi của mình.[32] Trong cuộc tán tỉnh, đi tiểu và căng thấp là những hoạt động phổ biến và con đực sớm cố gắng gắn kết con cái. Một con cái vẫy đuôi sang một bên, đứng yên trong khi giao hợp diễn ra. Giao phối có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, có thể diễn ra hai lần hoặc nhiều lần trong vòng một phút. Con đực không ăn cũng không nghỉ khi một con cái hiện diện tại lãnh thổ của nó. Trong thời gian này, linh dương cái gần gũi với linh dương đực, thường xoa đầu nó trên thân con đực và đánh hơi dương vật con đực. Lúc vào mùa, một con cái có thể ghé thăm một số vùng lãnh thổ và giao phối với nhiều con đực khác nhau.[6]

Thai kỳ khoảng 8 tháng rưỡi và giữa 80 đến 90% con non được sinh ra trong một khoảng thời gian 3 tuần. Linh dương cái sinh vào giữa một bầy hơn là một mình, thường vào giữa ngày. Điều này cho phép thời gian dành cho linh dương sơ sinh trở nên vững chân trước khi màn đêm buông xuống, tránh động vật săn mồi hoạt động. Linh dương con nặng khoảng 19 kg (42 lb) khi sinh, thường có thể đứng riêng một mình trong vòng một vài phút sau sinh. Để thoát khỏi động vật ăn thịt, con non vẫn gần gũi với linh dương mẹ trong một thời gian đáng kể, có thể tiếp tục bú sữa cho đến khi con non mùa năm sau gần sinh ra. Một số linh dương non rời mẹ sau 8 tháng và tạo thành bầy cùng số linh dương chưa trưởng thành khác. Trong bầy linh dương cái lớn, 80% linh dương non sống sót trong tháng đầu tiên, so với tỷ lệ sống 50% ở đàn nhỏ hơn.[6][32]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Linh dương đầu bò xanh http://books.google.com/books?id=g977LsZHpcsC&prin... http://www.google.com/books?id=JgAMbNSt8ikC&pg=PA6... http://www.merriam-webster.com/dictionary/gnu http://www.merriam-webster.com/dictionary/taurus http://animals.nationalgeographic.com/animals/mamm... http://www.safaricamlive.com/Encyclopedia/mammals/... http://www.ultimateungulate.com/Artiodactyla/Conno... http://www.departments.bucknell.edu/biology/resour... http://www.bucknell.edu/msw3/browse.asp?id=1420050... http://www.bucknell.edu/msw3/browse.asp?id=1420051...